Cách phòng và trị các bệnh thường gặp ở cây Vạn Tuế

Vạn Tuế là một trong những loạt thực vật cổ đại còn sót lại đến ngày nay, là cây cảnh sở hữu sức sống vô cùng mạnh mẽ. Tuy vậy, Vạn Tuế cũng là cây rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Để đề phòng và trị các bệnh thường gặp ở cây Vạn Tuế bạn nhất định không thể bỏ qua bài viết dưới đây của Cây Đẹp 24h.

Bụi cây Vạn Tuế trồng trước cửa nhà
Bồn Vạn Tuế cảnh trồng trước nhà

Theo các nhà sinh vật cảnh, những người chơi cây kiểng nhiều năm, Vạn Tuế là cây cảnh ít sâu hại nhưng lại hay bị các loài ký sinh gây nên bệnh tật. Ngoài sâu ăn lá, các bệnh thường gặp ở cây Vạn Tuế phải kể đến bệnh đốm lá, rệp sáp vảy, rệp tròn nâu đen, bệnh vàng lá,….

Từ kinh nghiệm nhiều năm nuôi trồng, chăm sóc và cung cấp cây cảnh Vạn Tuế, vườn Cây Đẹp 24h sẽ chia sẻ cho bạn cách nhận biết và phòng trị các loại sâu bệnh này.

Bệnh rệp sáp vẩy trên Vạn Tuế cảnh

Rệp sáp vảy có tên khoa học là Chrysomphalus ficus – một đối tượng gây hại khá nguy hiểm đối với các loại cây trồng biệt thự, cây cảnh, cây ăn quả,…. Sau đây là cách nhận biết và biện pháp phòng trị.

Rệp hại cây Vạn Tuế
Hình dáng rệp hại

Dấu hiệu nhận biết

Loại rệp này thường tấn công vào lá cây. Ban đầu chỉ có vài ba con nhìn như những chiếc vảy màu trắng nhỏ xíu (khoảng 1- 2mm) bám chặt ở cuống hoặc gốc lá. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chúng sinh sản mạnh mẽ bám trắng toàn bộ mặt dưới của những phiến lá chét và quanh gốc lá. Rệp sáp vảy chích hút nhựa lá làm lá cây vàng dần và chết khô.

Cách phòng trị rệp

Để phòng bệnh nên mua cây trồng khỏe mạnh, khi trồng nhớ kiểm tra kỹ. Nếu có dấu hiệu bệnh thì diệt trừ ngay bằng cách dùng bàn chải hoặc chổi cọ sơn cọ rửa thật kỹ chỗ rệp bu bám. Trong quá trình chăm sóc nếu phát hiện rệp thì bắt và xử lý ngay tránh để chúng lây lan rộng.

Trường hợp cây bị rệp gây hại nặng bạn cần cắt bỏ hết những cành có nhiều rệp và mang đốt. Những lá ít rệp hơn thì dùng bàn chải, cọ sơn đánh rửa kỹ, dùng nước xịt mạnh để rửa trôi rệp sau đó dùng thuốc để phun. Cách trị rệp cho cây Vạn Tuế hiệu quả nhất là dùng thuốc như Monster 40EC/75 WP, Mospilan 3EC; Oncol 20EC, Bian 40EC; Lebaycid 50EC, DC-Tron Plus 98,8EC,….

Bơm thuốc trị rệp cho cây Vạn Tuế
Trị rệp hại cho Vạn Tuế cảnh

Cách xịt thuốc cũng rất đơn giản, hòa thuốc theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì, sau đó xịt lên cành lá bị bệnh. Dùng nilon trùm kín cây để thuốc xông hơi tiêu diệt những con rệp nằm ẩn nấp trong các kẽ. Sau 2 ngày mở bao nilon rồi dùng vòi nước áp suất mạnh để xịt rửa. Sau 3 – 5 ngày xịt tiếp lần 2.

Ngoài cách dùng thuốc thì bạn có thể dùng nấm ký sinh như Beauveria, Metarhizium hoặc dùng các chế phẩm thảo mộc như tỏi ớt, nước điếu để xịt để đảm bảo an toàn, thân thiện hơn.

Bệnh đốm lá trên cây Vạn Tuế

Trong các bệnh thường gặp ở cây Vạn Tuế, đốm lá cũng rất phổ biến. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cây mà còn làm suy giảm sức sống, tuổi thọ của cây.

Cách nhận biết bệnh đốm lá

Khi cây bị bệnh bạn sẽ thấy trên lá xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu nâu nhạt, đường kính từ 1 – 5mm. Sau đó những đốm này lớn dần lớn dần, mép đốm màu nâu đỏ, ở giữa là màu xám hoặc trắng hoặc nâu, trên bề mặt đốm có nhiều chấm đen.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do một loại nấm gây hại có tên là Ascochyta cicadina Scalia gây ra. Đốm chính là bào tử, chúng ngủ trên lá qua mùa Đông, sang đến mùa Xuân Hè thì phát triển mạnh, lây lan nhanh.

Bụi cây Vạn Tuế cổ thụ bị sâu bệnh hại
Vạn Tuế cổ thụ bị sâu bệnh

Biện pháp phòng trị bệnh đốm lá

Khi trồng bạn nên trộn thêm cát hoặc đất hơi chua vào hỗn hợp đất trồng, đồng thời trộn thêm nấm đối kháng trichoderma. Nơi trồng cây không bị trũng nước, khô thoáng và nhận được ánh sáng đầy đủ.

Trong quá trình chăm sóc thường xuyên cắt tỉa lá già, khi lá non mọc thì nên loại bỏ ngay lá già đi. Trong trường hợp phát hiện cây bị bệnh thì nên xịt thuốc ngay. Bạn có thể dùng Daconil, Super Tank hay Nano bạc xịt 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.

Vườn nuôi trồng cây Vạn Tuế cảnh lâu năm
Vườn Vạn Tuế xanh đẹp, khỏe mạnhcac

> Bài viết liên quan: Có nên trồng cây Vạn Tuế trước nhà không?

Bệnh rệp tròn nâu đen

Trong quá trình phát triển và sinh tồn, Vạn Tuế chịu nhiều tổn thất do rệp gây hại, rệp tròn nâu đen là một trong số đó. Chúng thường tạo ra 5 – 6 thế hệ và đe dọa trực tiếp đến sức đề kháng của cây.

Dấu hiệu nhận biết

Các bệnh thường gặp ở cây Vạn Tuế không nhiều, nêu khi xuất hiện dấu hiệu bệnh chúng ta rất dễ nhận biết. Loại rệp này tấn công cây cảnh bằng cách xâm nhập hoặc ký sinh trên lá và thân.

Rệp cái có hình tròn với 1 phần lồi lên ở giữa, rệp có màu tím nâu đen, viền màu trắng hoặc xám. Con đực có hình bầu dục, màu sắc tương tự như con cái. Rệp non có hình trứng, màu vàng hoặc cam, 3 đôi chân và 1 đôi râu ở trên đầu, phần đuôi là những sợi lông dài.

Rệp là một trong các bệnh thường gặp trên cây Vạn Tuế cần phải chú ý
Cắt tỉa lá để phòng nấm bệnh

Cách phòng trị rệp tròn nâu đen

Để phòng bệnh thì người trồng nên chú ý kiểm tra sức khỏe cho cây thường xuyên. Chú ý cắt tỉa và dọn cỏ định kỳ, giữ cho không gian xung quanh cây luôn sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế sâu bệnh.

Trưởng hợp cây Vạn Tuế cảnh của bạn đã bị tấn công, phá hoại thì nên phun thuốc BVTV ngay. Để đạt hiệu quả tốt bạn nên dùng Rogor hoặc Malathion với nồng độ 0.1%. Ngoài ra bạn có thể sử dụng hỗn hợp 2 phần nhựa thông, 1 phần NaOH hòa với 25 phần nước để xịt cho cây.

Cây Vạn Tuế bị vàng lá

Vàng lá cũng là một trong các bệnh thường gặp ở cây Vạn Tuế. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, chẳng hạn như: cây bị thừa hoặc thiếu nước, do thiếu ánh sáng, thiếu chất dinh dưỡng hoặc là do sâu bệnh.

Cây Vạn Tuế bị vàng lá
Cây bị vàng và khô lá

Tùy từng trường hợp chúng ta sẽ có cách chữa trị khác nhau:

  • Cây bị thừa nước: cần phải tháo chậu để lượng nước dư thừa thoát đi và ngưng tưới trong thời gian này.
  • Cây bị thiếu nước: phải bổ sung ngay, có thể tưới đẫm, đều đặn 1 lần/ngày, khi cây phục hồi thì cứ 2 – 3 ngày tưới 1 lần.
  • Cây bị thiếu sáng: Duy trì môi trường đủ ánh sáng để đảm bảo quá trình quang hợp, nâng cao sức đề kháng và sinh trưởng cho cây. Cho cây ra vị trí có ánh sáng tốt cho đến khi cây phục hồi. Sau đó chọn vị trí khác hoặc cho lại vị trí cũ nhưng lưu ý mỗi tuần cho cây ra tắm nắng 1 – 2 lần.
  • Thiếu dinh dưỡng: Cung cấp phân bón định kỳ, có thể ưu tiên các loại dinh dưỡng dưới dạng dung dịch. Định kỳ 3 tháng bón thêm phân hữu cơ và phân tan chậm 1 lần.
  • Cây bị sâu bệnh: Cây Vạn Tuế bị vàng lá do rệp hoặc nấm hại tấn công (bệnh đốm lá). Nên kiểm tra cây thường xuyên, đặc biệt lá mặt dưới của lá, nếu có hiện tượng sâu bệnh phải xử lý ngay.

Sau khi đã xử lý xong nếu bạn muốn lá nhanh chóng xanh tươi trở lại bạn có thể dùng lân kali ngâm trong nước dải khoảng 3 – 4 hôm, sau đó tưới cho cây.

Sâu ăn lá trên cây Vạn Tuế
Sâu ăn lá non

Phòng trị sâu ăn lá trên cây Vạn Tuế

Ngoài các bệnh thường gặp ở cây Vạn Tuế mà Nhà vườn Cây Đẹp 24h đã đề cập ở trên thì bạn cũng nên chú ý đề phòng sâu ăn lá. Khi Vạn Tuế ra lá non rất dễ bị sâu ăn lá tấn công. Nếu không xử lý nhanh hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, lá non không thể phát triển và bị chết khô.

Khi thấy sâu xuất hiện bạn dùng tay hoặc dụng cụ để bắt và tiêu hủy. Nếu tình hình sâu hại nặng thì phải phun thuốc trừ sâu ngay. Cách trị sâu ăn lá cho cây Vạn Tuế hiệu quả nhất là phun thuốc Virtako 40WC hoặc Radiant 60SC, Reasgant 3.6EC, Karate 2.5EC, TASIEU 5WG,….

Cách trị sâu ăn lá trên cây Vạn Tuế
Thuốc đặc trị sâu ăn lá

Bạn vừa cùng Cây Đẹp 24h tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở cây Vạn Tuế. Hy vọng với những thông tin sẽ hữu ích, giúp bạn trở thành chuyên gia chăm sóc cây cảnh chuyên nghiệp.

Nếu bạn đang tìm nơi bán cây Vạn Tuế cổ thụ, cây cảnh Vạn Tuế thì hãy gọi ngay số HOTLINE 097 566 2779. Cây Đẹp 24h tự tin sẽ mang đến cho bạn sản phẩm chất lượng với báo giá cạnh tranh tốt nhất. Đi cùng với đó còn có các dịch vụ chuyên nghiệp như: thiết kế sân vườn, thi công trồng cây, chăm sóc – cắt tỉa cây cảnh định kỳ,….

Bứng nóng hàng chục cây Vạn Tuế lóng thân 10 - 15cm
Vạn Tuế lâu năm bứng nóng tại vườn

Cảm ơn bạn đã theo dõi và xin gửi lời chúc sức khỏe, thành đạt! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *