Kỹ thuật bứng cây công trình và kinh nghiệm chăm sóc

Để có cây công trình đẹp, chất lượng, tỷ lệ sống cao, nhanh cho hoa đẹp và bóng mát,… thì công đoạn bứng bầu và dâm ủ rất quan trọng. Bài viết này, Cây Đẹp 24h sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật bứng cây công trình cổ thụ, kích thước lớn và kinh nghiệm chăm sóc cây mới bứng.

Kỹ thuật bứng cây công trình chuẩn

Bứng cây không đơn giản là đào đất và đánh cây lên mà nó đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo, đòi hỏi phải chú ý, quan sát nhiều khi thực hiện để tránh sai sót xảy ra. Có hẳn một quy trình kỹ thuật bứng cây bạn nên nắm rõ.

Trước khi tiến hành các kỹ thuật bứng cây công trình bạn nên chuẩn bị đầy đủ công cụ, dụng cụ như: thuổng, cuốc, xẻng, cưa, kéo bấm cành, lưới bó bầu, dây buộc,….

Chọn thời điểm bứng cây

Khi chọn cây để đánh chuyển bạn phải quan sát khả năng sinh trưởng của nó để quyết định bứng lúc nào là phù hợp nhất. Có nhiều cây nên bứng vào giai đoạn nghỉ (đa phần vào mùa Đông) hoặc khi lá cây đã già. Tuyệt đối không bứng ở giai đoạn cây đang phát triển sung mãn, khả năng sinh trưởng mạnh, đang ra nhiều lá lụa.

Công nhân đang bứng cây Phong Linh hoa vàng
Bứng cây vào thời điểm cây “nghỉ đông”

Chú ý đến hướng mọc của cây

Theo kinh nghiệm nhiều năm mua bán và thi công trồng cây xanh công trình chúng tôi khuyên bạn nên lưu ý đến điểm này. Mặt nào, nhánh nào của cây mọc theo hướng Đông thì khi dâm ủ hay trồng phải đặt theo hướng Đông và ngược lại.

Điều này sẽ giúp cho cây trồng không bị xáo trộn từ trường hiện có, tránh gây rối loạn khả năng sinh trưởng và phát triển, nâng cao tỷ lệ sống lên rất nhiều. Đó là lý do vì sao trên các cây công trình lâu năm, cây cổ thụ có những dấu sơn hoặc vôi, giúp đánh dấu hướng khi cần bứng nhiều cây cùng một lúc.

Tiến hành cắt tỉa, dọn cành

Trong kỹ thuật bứng cây công trình bước này cũng khá quan trọng. Bởi vì cây mới bứng đã cắt rễ nên khả năng hút nước kém đi nhiều. Việc cắt tỉa và dọn cành, nhặt lá sẽ giúp cây giảm tình trạng thoát nước từ thân, không bị mất nước đột ngột. Đồng thời, việc này còn giúp quá trình vận chuyển dễ dàng, tiết kiệm hơn.

Cắt tỉa cành lá trước khi bứng bầu cây công trình
Cây dâu da đất được cắt tỉa cành lá gọn gàng trước khi bứng đánh bầu

Tiến hành cắt sửa những cành tán thấp, gần gốc giúp cho việc bứng bầu thêm dễ dàng hơn. Đồng thời cắt bỏ qua phần cành bánh tẻ, giữ lại cành chính và ít lá già để cây hô hấp, quang hợp. Nhất là những cây lá kim như cây Phi Lao, Tùng Tháp, cây Thông,…. Nên chừa lại nhiều lá thở, giúp cây tránh tiêu hao năng lượng, cân bằng sinh khối.

Khi cắt bạn dùng cưa và kéo bấm cành sắc, vết cắt phải gọn gàng. Những cành lớn nếu cơ thì nên dùng vôi hoặc sơn chuyên dụng quét vào mặt vết cắt tránh cho nước mưa, sâu bệnh làm hư hỏng.

Tiến hành bứng cây công trình

Dựa vào đường kính thân cây để xác định kích thước bầu to hay nhỏ. Nếu bứng cây công trình nhỏ cắt rễ cách gốc 15 – 20cm, nếu là cây lớn (cổ thụ) thì cắt rễ cách gốc từ 50 – 60cm. Sau khi đã ấn định được quy cách đường kính bầu bạn dùng thuổng, cuốc, xẻng để đào đất và bứng cây.

Bạn nên chú ý đến độ sâu của bầu:

  • Với cây công trình rễ chùm ăn ngang thì bứng gốc và rễ ở độ sâu 40 – 60cm.
  • Với cây công trình rễ cọc có xu hướng ăn sâu vào lòng đất thì bứng sâu khoảng 70 – 80cm.
Cây công trình sau khi đào xong đất
Đào đất rộng ra bên ngoài so với đường kính bầu đã xác định
Kỹ thuật bứng cây công trình kích thước lớn, chiều cao 3 - 4m
Bứng bầu cây Tùng Tháp lâu năm

Cắt rễ cây trong quá trình bứng bầu

Dùng cưa và kép bấm để cắt rễ theo đường kích bầu đã xác định. Lưu ý các điểm sau

  • Vết cắt đầu rễ phải thật ngọt, không được để rễ bị dập, trầy xước
  • Không dùng dao chặt chế sẽ làm bầm dập phá hủy mô dễ, khiến chúng khó ra mầm mới.
  • Đoạn rễ nào bị dập thì dùng kéo bấm hoặc cưa cắt đi, tránh làm thối rễ
  • Giữ lại càng nhiều rễ cám càng tốt để chúng hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây, cân bằng lượng nước trong thân cây nhanh hơn
  •  Với rễ cây lớn nên bôi keo liền da, giúp rễ nhanh liền sẹo, tránh chảy nhiều nhựa (Chỉ bôi lên phần lõi cứng của rễ, không bôi phần bên ngoài).
  • Khi vận chuyển, rễ bị trầy, dập thì phải cắt lại, bôi kích thích ra rễ trước khi trồng hoặc dâm ủ.
Cây Kèn Hồng công trình mới bứng, đã bó bầu bằng lưới tự tiêu
Bó lưới bên ngoài bầu

Bọc lưới bầu cây

Dùng lưới bọc bầu chuyên dụng hoặc dây thừng đan vào nhau để bó bầu. Nếu đan dây bạn cần chú ý khóa các mắt đây để chúng không bị xê dịch làm ảnh hưởng đến bầu và rễ.

Thông thường, sau khi ngả cây xuống chúng ta sẽ bó bầu. Trong trường học cây trồng hơi nơi đất cát, đất có độ tơi xốp cao thì nên bó bầu chặt sau đó mới hạ cây để tránh làm vỡ bầu.

> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chống cây công trình

Kinh nghiệm chăm sóc cây công trình sau khi bứng

Đầu tiên, chúng ta sẽ đưa cây về nơi tập kết, nếu trồng ngay thì có thể bỏ qua khâu chăm sóc này. Nhưng nếu trồng số lượng lớn, cần vận chuyển đi xa hoặc muốn dâm ủ cây thì nhất định phải chú ý chăm sóc cẩn thận. Bởi vì cây sau khi bứng bầu, để càng lâu tỷ lệ sống càng giảm.

Tưới nước và giữ ẩm cho cây

Sau khi thực hiện kỹ thuật bứng cây công trình xong, nhiều người có thói quen tưới nhiều nước để bù đắp cho việc rễ cây đã bị cắt, chưa thể hút nước. Tuy nhiên, chính việc này đã gây phản ứng ngược, khiến cây bị dư nước, dẫn đến khô héo hoặc bị thối rễ, thối thân.

Nước tưới cho cây mới bứng chỉ cần vừa đủ, tưới không quá ướt cũng không quá khô. Có thể dùng rơm khô, cát ẩm, xơ dừa,… để giữ ẩm cho gốc cây.

Tưới nước cho cây Bằng Lăng mới bứng bầu
Tưới nước và thân cây

Ánh sáng vừa đủ cho cây

Cây công trình mới bứng bạn nên hạn chế để ánh nắng chiếu vào thân. Nhưng cũng không nên che quá nhiều, vì cây thiếu sáng sẽ không tốt chút nào, nên che chắn khoảng 40 – 50% ánh sáng.

Có thể đặt cây dưới tán của các loại cây bóng mát, chọn vị trí có thể cân đối lượng ánh sáng chiếu vào cây. Với nhiều cây mới đánh bầu hoặc mới đem dâm ủ Cây Đẹp 24h có cuốn lưới đen hoặc bao tải quanh thân vừa hạn chế cây bị thoát nước, vừa cản ánh nắng trực tiếp.

Dựng cây chắc chắn

Nếu cây chưa trồng ngay, sau khi tập kết lại bạn nên dựng cây, tạo điểm tựa chắc chắn để tránh trường hợp bị gãy dập. Chúng ta sẽ dùng luống hoặc tre tạo giàn đứng đơn giản, dùng dây thừng để buộc, cho cây đứng yên ở vị trí cố định, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa gió.  

Cây Bàng Đai Loan được dựng thẳng, buộc cố định vào giàn đỡ
Dựng và buộc cây chắc chắn

Lưu ý khi buộc cố định cây:

Phân loại cây theo từng ô, từng hàng để tiện tưới nước, chăm sóc

Các cây chịu hạn, chịu nóng tốt như cây Osaka đỏ, cây Giáng Hương, Phượng Vĩ, Bằng Lăng rừng,… có thể xếp ở vị trí hướng Tây có thể giúp chắn nóng cho những cây chịu hạn và chịu nóng kém hơn.

Đem dâm ủ cây cây công trình

Cây mới đánh bầu nên đem đi trồng ngay, để càng lâu tỷ lệ sống sẽ càng giảm. Tuy nhiên, có thể vì một vài lý do khách quan, chủ quan nào đó mặt bằng để trồng cây chưa chuẩn bị xong thì cây sẽ mang đi dâm ủ trước.

Hay các nhà vườn, công ty cây xanh, đơn vị thiết kế và thi công cảnh quan,… muốn gom cây phục vụ mục đích kinh doanh, cây trồng cũng được mang đi dâm ủ.

Dâm ủ cây công trình trong bầu nổi
Dưỡng cây trong bầu nổi

Đắp mô đất hoặc quây bầu là các cách dâm ủ bầu nổi cho cây công trình khá quen thuộc. Chúng ta sẽ đắp mô cao hoặc dừng quây để chôn bầu cây, không trồng trực tiếp xuống đất. Bạn có thể dùng đất thịt tơi trộn cát, cát hạn, tro, trấu hoặc xơ dừa để dâm ủ, giữ ẩm cho phần rễ.

Bài viết hôm nay Cây Đẹp 24h đã hướng dẫn vô cùng chi tiết về kỹ thuật bứng cây công trình như cách chăm sóc sau khi bứng. Hy vọng, bài viết sẽ giúp ích cho cô bác, anh chị và các bạn trong quá trình ứng dụng thực tiễn.

Nếu bạn muốn mua cây công trình đẹp, chất lượng với báo giá tận vườn, sử dụng dịch vụ trồng cây chuyên nghiệp hãy nhấc máy và gọi ngay: 097 566 2779. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, sở hữu nguồn cây “khủng” cùng đội ngũ kỹ sư, thợ vườn chuyên nghiệp chúng tôi sẽ đem đến cho bạn sự hài lòng cao nhất.

Chúc bạn hạnh phúc, an khang, thịnh vượng, phú quý đầy nhà!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *