Những năm gần đây, cây Lộc Vừng thả nước được người chơi và sưu tầm cây cảnh vô cùng yêu thích. Nếu bạn muốn sở hữu tuyệt phẩm cây bonsai thả nước đẹp cũng có thể tự trồng tại nhà. Cây Đẹp 24h sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng cây Lộc Vừng trong nước cũng như cách chăm sóc để cây ra hoa đẹp và nhiều.
Cách trồng cây Lộc Vừng trong nước đơn giản
Cây bonsai kết hợp với nước luôn tạo nên những mỹ cảnh khiến người ta yêu thích không thôi. Hơn nữa, với một loại cây cảnh ưa nước như Lộc Vừng, cách trồng thả nước có rất nhiều điểm lợi như: cây nhanh ra hoa hơn, hoa nhiều, cây khỏe hơn và bạn không cần tưới nước.
Để thả cây trong nước chúng ta sẽ tiến hành như sau:
Chuẩn bị chậu trồng
Kích thước chậu phải cân đối với cây và phù hợp với không gian trồng. Độ rộng của chậu có thể lớn hơn bầu cây từ 30 – 40cm, thậm chí lớn bằng đường kính tán cây,…. Chiều cao của chậu có thể tùy chọn theo sở thích, quan trọng là bạn muốn để lộ hay giấu bầu đất.
Với cây Lộc Vừng thả nước bạn có thể chọn chậu hoặc khay bằng nhựa, chậu sứ, sành, gốm,…. Với Lộc Vừng cổ thụ thì sử dụng chậu bằng đá tự nhiên là tốt nhất, vừa sang trọng, vừa tôn lên được sự cổ kính, đẳng cấp của cây.
(*) Lưu ý quan trọng: Bạn phải đóng đáy chậu để đổ nước vào không bị chảy ra ngoài.
Để có một tác phẩm bonsai thả nước đẹp, phòng trường hợp bị thối rễ bạn nhất định phải kê đáy chậu. Sử dụng gạch vỡ hoặc đá 12, đá 05, xỉ than đã rửa sạch để kê đáy chậu. Như vậy, giúp đáy bầu được thoáng khí, tránh bị thối rễ.
Xử lý cây trước khi trồng
Cách trồng cây Lộc vừng trong nước thường áp dụng với cây bonsai, cây cảnh sân vườn biệt thự. Sử dụng cây trồng trong chậu hoặc trong túi bầu nhựa dẻo, đã tạo dáng, tạo thế tương đối hoàn chỉnh hoặc đã hoàn chỉnh.
Tách cây ra khỏi bầu hoặc chậu, xén bớt bầu cho đẹp, không làm tổn thương đến rễ chính. Có thể cắt bớt rễ con bám bên ngoài, đồng thời cắt tỉa bớt cành lá. Sử dụng lưới thưa quấn quanh bầu, dùng dây nhôm móc cố định lại.
Cách thả nước cây Lộc Vừng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, cách trồng cây Lộc Vừng trong nước . Bạn chỉ cần đặt cây vào chậu, để mặt bầu cao hơn miệng chậu, cân chỉnh dáng cho đẹp, ổn định rồi đổ nước. Chúng ta sẽ đổ từ từ, thời gian đầu đổ ngập 1/3 bầu cây. Khoảng 15 – 20 ngày sau đổ tăng lên, ngập 1/2 bầu. Sau 2 – 3 tháng là có thể thả ngập nước.
Lưu ý, với những cây chúng ta cắt rễ thì không nên đổ nước ngay. Bạn có thể để cây vào chậu, vùi thêm giá thể đất hoặc xơ dừa để các mặt cắt của rễ liền lại. Sau đó khoảng 1 tuần bộ rễ đã ổn định sẽ tiến hành đổ nước từ từ.
Cách chăm sóc cây Lộc Vừng trồng trong nước
So với cây Lộc Vừng trồng chậu đất thì chăm sóc cây thả nước sẽ phức tạp hơn. Từ kinh nghiệm và trải nghiệm các kỹ thuật viên của Cây Đẹp 24h xin được chia sẻ một vài lưu ý quan trọng khi chăm sóc Lộc Vừng trong nước.
Thay nước cho cây
Trồng cây Lộc Vừng trong nước là phương pháp chủ động trong việc cung cấp nước cho cây. Bạn sẽ không cần phải tưới nước thường xuyên, chỉ cần thỉnh thoảng bổ sung một chút nước vào chậu. Đồng thời phải nhớ thay nước cho cây để tránh nước lưu lâu bị kiềm hóa hoặc bị ô nhiễm do quá trình bón phân.
Cách thay nước rất đơn giản, bạn có thể tháo, đổ nước trong chậu hoặc để nước tự cạn (không bổ sung thêm). Sau khi nước đã khô cạn, bạn để 3 – 5 ngày rồi bổ sung nước mới.
Lưu ý, vào mùa Đông bạn nên rút hết nước, chuyển sang chế độ chăm sóc cây cạn. Bởi mùa Đông giá rét, nhu cầu nước không cao, đây cũng là lúc để rễ cây có điều kiện tiếp xúc với oxi, phục hồi sau thời gian dài ngâm nước.
Nếu thời tiết giá rẻ mà vẫn ngâm cây trong nước sẽ làm rễ cây bị thối, ảnh hưởng đến trao đổi chất, có thể làm cây suy kiệt và chết dần.
Cung cấp dinh dưỡng
Với cây Lộc Vừng thả nước tuyệt đối không được cung cấp chất hữu cơ vào nước sẽ làm hư nước trong chậu/khay/bồn. Chúng ta có thể bón phân cho cây thông qua phần giá thể nổi hơn so với mặt nước. Lượng phân bón vừa đủ, chia làm nhiều lần, tránh tình trạng dư thừa phân gây “ngộ độc” cây.
Nếu có điều kiện bạn có thể dùng phân thủy canh để cung cấp dưỡng chất cho cây. Nhưng các loại phân này giá thành thường khá cao, bạn có thể sử dụng phân NPK Lâm Thao, kết hợp với phân chuồng ủ hoai mục. Đối với phân chuồng nên dùng phân bò, phân dê, phân dơi, hạn chế dùng phân lợn và phân gà.
(*) Chú ý: Không nên bón bất cứ loại phân nào vào mùa Đông
Phòng trừ sâu bệnh
Nếu trồng cây Lộc Vừng trong nước ở những nơi có nhiệt độ quá thấp, định kỳ nên phun thuốc có chế phẩm gốc đồng sunfat cho cây. Cách này giúp ngăn ngừa nấm bệnh, giữ ấm cây.
Một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây hoa Lộc Vừng: sâu đục thân, đục cành, sâu xám, sâu xanh, bệnh đốm lá, bệnh sương mai, bệnh héo lá,…. Bạn cần thường xuyên kiểm tra tình hình cây, thấy có dấu hiệu sâu bệnh hại cần xử lý ngay. Nếu tình hình sâu bệnh phá hoại nặng thì có thể phun thuốc: Ola insect in99, Phy FusCo 250ml, Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND, Vibam,…
Qua tìm hiểu có thể thấy rằng, việc trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng trong nước không khó nhưng cũng không hề đơn giản. Để đạt được mục đích làm hãm sự phát triển mà không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó cần chú ý tuân thủ quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi linh hoạt tùy theo điều kiện khí hậu, môi trường của từng địa phương, vùng miền.
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi, nếu bạn đang tìm địa chỉ mua cây Lộc Vừng cổ thụ, Lộc Vừng công trình chất lượng, đa dạng kích thước, báo giá tốt hãy gọi ngay HOTLINE/ZALO: 0975 662 779. Bạn cũng có thể nhắn tin qua zalo, facebook, website,… sẽ có nhân viên tư của vườn Cây Đẹp 24h vấn tận tình, hỗ trợ mua hàng nhanh chóng.
Chúc bạn nhiều sức khỏe, hạnh phúc, an khang!